Kinh nghiệm mặc và thay bỉm, tả lót cho trẻ sơ sinh đúng cách

Đối với những mẹ sinh con lần thứ hai thì việc thay bỉm, tả lót cho bé thì tương đối dể dàng, tuy nhiên đối với mẹ mới sinh lần đầu thì việc mặc và thay bỉm cho trẻ sơ sinh có lẽ sẽ gây một số khó khăn nhất định. Nếu mặc và thay bỉm, tả lót cho trẻ sơ sinh không đúng cách sẽ làm bé cảm thấy khó chịu, bức rức hay cử rử suốt ngày và có thể gây hăm tã, rôm sảy ở vùng kín của bé.

Vì vậy các mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức vềmặc và thay bỉm, tả lót cho trẻ sơ sinh đúng nhất để mang lại cho bé cảm giác thoải mái và vệ sinh. Prokids chi sẽ một số kinh nghiệm mặc và thay bỉm cho trẻ sơ sinh như sau:

1. Thời điểm nên thay bỉm, tả lót cho bé

Đối với những trường hợp mới sinh, bạn nên canh cứ khoảng 2-3 giờ đồng hồ thay một lần. Tất nhiên, nếu bé đại tiện thì cần phải thay ngay. Trong 1,2 tháng đầu, bạn nên dùng tã dán không nên dùng bỉm (Dùng bỉm sẽ khó khăng lúc mặc vào hơn so với tả dán). Từ tháng thứ 2 trở đi bạn có thể dùng bỉm.

Các mẹ cần lưu ý khi chọn các loại bỉm, tả lót phải phù hợp với căn nặng của bé (Không nên lựa theo tuổi vì mỗi bé có quá trình phát triển khác nhau). Các loại bỉm hay tã giấy đều có thể để lâu, do đó bạn có thể mua số lượng lớn để trong nhà, phòng trường hợp bận rộn, không thể mua thường xuyên.

2. Các bước thay bỉm cho trẻ đúng chuẩn

Bước 1: Trước khi bắt đầu việc thay bỉm,tã lót cho bé, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ, lau khô để tránh viêm nhiểm cho bé. Sau đó chuẩn bị sẵn bỉm/tã sạch, tấm vải lót, giấy ướt hoặc khăn ướt sạch, kem bôi chống hăm.

Bước 2: Khi bắt đầu thay bỉm, tã cho bé, bạn hãy trò chuyện tạo cho bé sự chuẩn bị. Vừa nựng bé vừa nhẹ nhàng cởi quần cho bé. Trường hợp bé dính phân hay nước tiểu thì bạn dùng khăn ướt đã chuẩn bị từ trước lau sạch cho bé. Sau đó, nhấc nhẹ mông của bé lên rồi rút tã bẩn ra, cuộn lại và để xa tay của bé.

Bước 3: Vệ sinh cho bé

– Đối với bé gái: Mẹ nên dùng khăn mềm nhúng nước ấm lau cho bé từ trước ra sau sẽ ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Tiếp đó, bạn gập khăn lại để lấy mặt sạch và lau các kẽ, nếp gấp rồi nâng chân bé lên để lau sạch phần mông. Khi đã lau xong, bạn để khăn ướt bẩn vào chỗ tã bẩn.
Với bé trai: Khi lau rửa cho bé, bạn nên dùng khăn phủ lên vùng kín của bé để bé không tè ngược lên trên tràn ra ngoài hoặc vọt vào mặt. Sau đó, bạn lau nhẹ nhàng xung quanh vùng kín của bé. Trường hợp bé trai mới được cắt bao quy đầu, bạn phải vệ sinh, thay bỉm, tả theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng cho bé.

Mỗi khi thay tã giấy cho bé mới sinh, mẹ nên dùng một miếng gạc thấm nước hoặc cồn y tế lau sạch các mảng bám cứng, chất nhầy tại nơi tiếp giáp của đầu cuống rốn với da. Đến khi dây rốn rụng hẳn thì bạn mới lau cho bé bằng khăn.

Bước 4: Mặc bỉm, tả mới cho bé

Sau khi đã lau rửa cho bé sạch sẽ, bạn dùng khăn mềm lau khô lại cho bé. Mở miếng tả dán, bỉm, sau đó nhấc nhẹ 2 chân của bé và luồn tã/bỉm mới vào dưới mông bé.

– Đối với bé trai: Khi đóng bỉm mẹ hãy để bộ phận sinh dục của bé chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Ngoài ra, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi mua, mẹ tốt nhất hỏi nhân viên bán hàng để được tư vấn loại tả, bỉm.

– Đối với bé gái: Đặc điểm của các bé gái khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên mẹ cần chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí con có thể tiểu nhiều nhất.

Tiếp đó, bạn bôi kem chống hăm lên mông bé và các phần da nếp gấp rồi mặc tã mới cho bé. Kéo hai miếng dán của tả, bỉm để cho dính lại. Các mẹ không nên dán quá chặc vì sẽ gây khó chịu hoặc quá lỏng thì khi bé đi đại tiện thì sẽ vơi ra ngoài.

Sau khi đã mặc tã xong, bạn mặc quần áo lại cho bé, đặt bé nằm chơi ở vị trí an toàn rồi dọn dẹp và rửa tay thật sạch.

 

Bình luận

Bình luận gần đây (0 bình luận)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0909857629